Web hosting là gì? Kiến thức cần biết về hosting

Hiểu theo một cách đơn giản thì nếu website là một ngôi nhà, tên miền (domain) là địa chỉ ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà đó được xây dựng lên. Một hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như tốc độ, dung lượng, băng thông, khả năng chịu tải cũng như dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp hosting.

1. Hosting là gì ?

Host – Web Hosting được gọi chung là Hosting, là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…, bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Ví dụ: Bình thường bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, giờ bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần tải file đó lên mạng, nơi để lưu trữ file đó gọi là hosting.

2. Yêu cầu và tính năng cần thiết của Hosting là gì?

Một hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như tốc độ, dung lượng, băng thông, khả năng chịu tải cũng như dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp hosting.

2.1 Tốc độ

Tốc độ tải trang là khoảng thời gian được tính từ khi người sử dụng internet bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được tải về hoàn toàn. Thời gian tải trang lý tưởng nhất là từ 3 đến 5 giây.

Để tốc độ tải trang đạt mức lý tưởng nhất, máy chủ chạy dịch vụ web phải có cấu hình đủ lớn để xử lý thông suốt, đáp ứng lượng truy cập lớn cùng một lúc. Đường truyền kết nối tốc độ cao để mạch dữ liệu không bị tắc nghẽn. Trong trường hợp muốn sử dụng hosting nước ngoài, bạn nên chọn máy chủ ở Nhật hoặc Singapore để có tốc độ tải về Việt Nam ở mức nhanh nhất.

2.2 Dung lượng

Dung lượng hosting chính là dung lượng lưu trữ (Disk space) – khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ bạn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu của mình. Website có dữ liệu càng nhiều thì dung lượng hosting càng phải lớn. Những hosting trả phí thường cung cấp Disk space từ 1GB đến 10GB tuỳ theo gói dịch vụ bạn đăng ký.

2.3 Băng thông

Băng thông của một hosting chính là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong một tháng. Chẳng hạn, nếu bạn tải lên trang web của mình một file tài liệu với kích thước 1MB.

Trong vòng một tháng, có 100 khách hàng tải file tài liệu đó về thì đồng nghĩa với việc lượng băng thông bạn đã tiêu tốn là 100MB. Chính vì thế, bạn cần cân đối số lượng khách truy cập vào trang web của mình. Nếu cân đối không tốt, chi phí liên quan đến băng thông sẽ rất lớn.

2.4 Khả năng chịu tải

Khả năng chịu tải của hosting là khả năng chấp nhận số người online trong cùng một thời điểm. Có những gói hosting có thể cho phép cả ngàn người cùng truy cập một lúc mà tốc độ tải trang vẫn rất mượt. Nhưng có những gói hosting chỉ vài chục người online đã báo không thể truy cập.

Để biết khả năng chịu tải của một gói hosting có tốt hay không, bạn nên tham khảo đánh giá của những người đã từng sử dụng gói dịch vụ này trước đó.

2.5 Nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ tốt

Hosting không giống như domain. Domain sau khi đã được đăng ký thường không có quá nhiều vấn đề phát sinh nhưng hosting lại có thể gây ra nhiều lỗi cho website. Chính vì thế, khi chọn sử dụng hosting của bất cứ đơn vị nào, bạn cần cân nhắc thật kỹ về dịch vụ hỗ trợ và đội ngũ chăm sóc khách hàng của đơn vị đó. Một đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ web tốt nên có đội ngũ support nhanh chóng, hiệu quả khi website phát sinh vấn đề.

3. Các loại Hosting phổ biến

Khi bạn bắt đầu tìm mua gói dịch vụ lưu trữ web, bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi rất nhiều loại hosting khác nhau có sẵn trên thị trường. Thay vì cố gắng chọn ra gói dịch vụ tốt nhất dựa trên danh sách hàng chục tính năng được cung cấp bởi đơn vị bán hàng, tốt hơn hết bạn nên tìm ra loại hosting bạn thực sự cần.

Vậy có những loại web hosting nào? Ưu nhược điểm của từng loại ra sao? Đâu là loại hosting bạn nên sử dụng?

Thực tế, có rất nhiều loại hosting khác nhau như: Shared Hosting, Dedicated Server Hosting và VPS hosting là ba loại hosting được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

3.1 Shared Hosting

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giá hosting thấp
  • Thân thiện cho người mới bắt đầu
  • Server được cấu hình sẵn
  • Control panel dễ dùng
  • Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server
  • Ít quyền kiểm soát máy chủ
  • Tốc độ tải web có thể bị chậm do ảnh hưởng từ lượng truy cập của website khác
  • Có thể bị ảnh hưởng khi website khác bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại

Shared Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất. Đây cũng là loại hosting rẻ nhất. Với chi phí bỏ ra rất thấp, bạn có thể tự phán đoán được rằng tính năng của Shared Hosting là hạn chế nhất.

Với Shared Hosting, dữ liệu website của bạn sẽ được lưu trữ trong cùng một máy chủ. Tất cả các trang web đến từ các tài khoản khác nhau được xử lý bởi cùng một CPU. Như vậy, tài nguyên mà bạn được sử dụng sẽ ít hơn, đó chính là lý do vì sao chi phí đăng ký Shared Hosting rẻ đến thế.

Các máy chủ được sử dụng để lưu trữ web thường lớn và có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều so với máy tính cá nhân của bạn. Vì vậy, nó có thể lưu trữ dữ liệu của hàng trăm trang web mà không gặp vấn đề gì – miễn là không có trang nào quá phổ biến hoặc cần có quá nhiều tài nguyên.

Cụ thể những vấn đề hay xảy ra đối với những người sử dụng shared hosting như sau: 

  1. Dễ gặp sự cố: Mặc dù nói rằng máy chủ cung cấp dịch vụ Shared Hosting có khả năng làm việc tốt nhưng nếu có hàng trăm hoặc hàng ngàn khách truy cập vào hosting cùng một lúc trang web của bạn có thể sẽ gặp sự cố.
  2. Không có khả năng tuỳ chỉnh môi trường lưu trữ:. Điều này có thể không có ảnh hưởng gì tới bạn nếu bạn chỉ đang chạy một blog wordpress đơn giản. Nhưng bạn sẽ gặp rắc rối khi trang web của bạn có cấu trúc phức tạp hơn.
  3. Website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của website khác: Cho dù bạn cẩn thận trong việc bảo mật trang web của mình như thế nào đi chăng nữa, website của những người khác có thể bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại. Vì “ngôi nhà” của bạn đang được xây dựng trên cùng mảnh đất với “ngôi nhà” của người đó nên rất có thể website của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  4. Shared hosting có bảo mật không tốt: Nếu bạn chia sẻ cùng một địa chỉ IP với các trang web khác trên cùng một máy chủ. Nếu một người đang dùng tài khoản của họ để tham gia vào hành vi xấu hoặc spam email, website của bạn có thể bị chặn bởi tường lửa nội dung và bộ lọc của email. Tệ nhất là bạn có thể không nhận thấy vấn đề này đang xảy ra.

3.2 Dedicated Server Hosting

Ưu điểm Nhược điểm
  • Toàn quyền kiểm soát cấu hình server
  • Đáng tin (Bạn không chia sẻ bất kỳ tài nguyên nào với bất kỳ ai)
  • Quyền truy cập root
  • Tính bảo mật cao
  • Cần kiến thức quản trị server
  • Giá hosting cao

Với Dedicated Server Hosting, bạn sẽ được toàn quyền kiểm soát máy chủ. Điều này mang tới rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Nhưng đồng thời, giá đăng ký dịch vụ Dedicated Server Hosting cũng đắt hơn và việc quản lý cũng phức tạp hơn.

Khi bạn có quyền truy cập trực tiếp vào máy chủ đang lưu trữ dữ liệu trang web của mình, bạn có thể cài đặt bất kỳ loại phần mềm thích hợp nào bạn muốn, thay đổi hệ điều hành, ngôn ngữ hoặc chỉnh sửa cài đặt cấu hình.

Nếu bạn có một website bán hàng cần chạy hệ thống quản lý doanh nghiệp hoặc xây dựng các phần mềm tuỳ chỉnh, bạn nên sử dụng Dedicated Server Hosting.

Ưu điểm khác khi sử dụng Dedicated Server Hosting chúng ta không thể bỏ qua là website của bạn chính là thứ duy nhất tiêu tốn tài nguyên từ máy chủ. Điều này làm tăng tốc độ và dung lượng lưu trữ một cách đáng kể.

Tất nhiên, khi bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn trên máy chủ, bạn cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì bạn đã làm trên máy chủ này. Bạn cần tự cập nhật tất cả các phần mềm, gỡ lỗi nếu bạn vô tình tạo ra bất kỳ xung đột hoặc vấn đề kỳ lạ nào.

Dedicated Server Hosting cũng có giá đắt hơn rất nhiều. Với Shared Hosting, có thể có 100 website được lưu trữ trên cùng một máy chủ – đồng nghĩa với giá thành được chia nhỏ tới 100 lần. Trong khi đó, với Dedicated Server Hosting, bạn là người duy nhất sử dụng máy chủ và bạn sẽ phải trả toàn bộ chi phí.

3.3 VPS hosting

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tài nguyên server riêng (nhưng không phải mua hẳn một server)
  • Truy cập lớn từ website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của site của bạn
  • Truy cập quyền root lên server
  • Dễ nâng cấp
  • Khả năng tùy biến cao
  • Cần kiến thức quản trị server
  • Giá hosting cao hơn Share Hosting

VPS (Virtual Private Server) là loại hosting nằm đâu đó ở giữa Shared Hosting và Dedicated Server Hosting.

Với VPS Hosting, bạn có máy chủ chuyên dụng nhưng máy chủ là máy ảo chứ không phải là máy vật lý. Điều này mang đến cho người sử dụng những lợi ích của cả Shared Hosting và Dedicated Server Hosting.

Với VPS Hosting, bạn có toàn quyền kiểm soát không gian lưu trữ dữ liệu website – tương tự như cách bạn làm với máy chủ mà Dedicated Server Hosting cung cấp. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang phát triển các ứng dụng tuỳ chỉnh hoặc điều hành một doanh nghiệp.

Với lưu trữ VPS, bạn có toàn quyền kiểm soát không gian lưu trữ dữ liệu giống như cách bạn làm với Dedicated Server Hosting. Lợi ích này đặc biệt tốt nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp SaaS (cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ) hoặc đang phát triển ứng dụng dạng tuỳ chỉnh.

Khi sử dụng loại hosting này, hiệu năng của website sẽ không bị ảnh hưởng bởi lượng truy cập lớn từ website khác vì tài khoản VPS có địa chỉ IP riêng.

3.4 Collocated hosting

Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ (thuê chỗ đặt server) hay còn được gọi là dịch vụ colocation là dịch vụ cung cấp không gian để đặt các máy chủ vật lý, các thiết bị mạng tại các trung tâm dữ liệu (Data Center – DC)  theo các mức: thiết bị riêng lẻ, theo tủ rack hay khu riêng biệt. Với dịch vụ này, các máy chủ của khách hàng sẽ được lắp lên các rack với các kích thước tiêu chuẩn của máy chủ Rack như cao 1U, 2U, 4U, 6U (1U = 1,75 inch = 4.45 cm), rộng 19 inch và dài theo chiều sâu của Rack. Mỗi máy chủ sẽ được cấp đường điện có UPS, đường mạng cùng IP tĩnh để cung cấp các dịch vụ trên đó như: website, email hay tổng đài voip ra bên ngoài.

4. Các thông số cần có trong hosting là gì?

  • Hệ điều hành (OS) của máy chủ hiện tại có hai loại OS thông dụng là hosting Linux và hosting Windows
  • Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host
  • Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
  • PHP: Phiên bản php hỗ trợ
  • Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
  • RAM: Bộ nhớ đệm
  • Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
  • Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
  • Park domain: Số lượng tên miền có thể parking
  • Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
  • FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting

5. Tại sao cần phải mua hosting?

Nếu không có hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Vậy nên rất cần thiết để có một gói hosting.

6. Làm sao để biết đâu là hosting bạn cần?

Có rất nhiều loại hosting khác nhau. Vậy làm sao để bết đâu là hosting bạn cần? Thông tin dưới đây sẽ cho bạn một vài gợi ý hữu ích:

  • Shared Hosting: phù hợp cho blog cá nhân, trang web cho các tổ chức vừa và nhỏ. Loại Hosting này không phù hợp với một doanh nghiệp sử dụng web để bán hàng và những tổ chức lớn có nhiều lượt truy cập mỗi ngày.
  • VPS Hosting: là lựa chọn hoàn hảo cho hầu hết các tổ chức từ trung bình đến lớn, các cửa hàng trực tuyến hoặc blog lớn. Tuỳ thuộc vào lượng truy cập trong tương lai, bạn có thể cần một gói VPS có khả năng mở rộng.
  • Dedicated Server Hosting: cung cấp một số lợi ích thực sự so với gói VPS nhưng khó quản lý hơn. Bạn chỉ nên lựa chọn loại hosting này nếu bạn có kiến thức về công nghệ thông tin tốt và có khả năng quản trị máy chủ.

7. Cách chọn hosting tốt nhất

Mua hosting rất dễ, nhưng chọn mua ở đâu, mua như nào để đảm bảo uy tín, cũng như chất lượng dịch vụ tốt kèm giá cả phải chăng thì không phải ai cũng biết. Hãy để Thế Giới Số giúp bạn nhé. Liên hệ ngay: Tel: 1900. 6119 – Tổng đài(028) 7309. 7379

8. Mua hosting ở đâu?

Bạn có thể dùng hosting nước ngoài hoặc Việt Nam. Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua hosting Việt Nam dùng là tốt nhất.

Có nhiều nhà cung cấp hosting bạn có thể chọn, trong đó Thế Giới Số là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting ổn định tại Việt Nam.

9. Giá mua hosting là bao nhiêu?

Giá mua hosting sẽ phụ thuộc loại hosting, băng thông, dung lượng cũng như nhà cung cấp dịch vụ. Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ hosting được cung cấp bởi tgs.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về web hosting mà Thế Giới Số muốn chia sẻ đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được hỏi đáp hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Tel: (028) 7309. 7379 – Tổng đài: 1900. 6119

Hotline: 0919.768789

Email liên hệ: sales@tgs.com.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận